CÁC MỐC QUAN TRỌNG TRONG QUAN HỆ SONG PHƯƠNG VIỆT NAM - LÀO:

​Mốc thời gian​Sự kiện
Năm 1928Đ/c Nguyễn Ái Quốc đến bản Xiêng-vang, huyện Noong-bốc, tỉnh Khăm-muồn.
Tháng 10/1930Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, đưa phong trào cách mạng ở ba nước Đông Dương thống nhất về nguyên tắc, phương hướng, đường lối chính trị và nhiệm vụ cơ bản.
Ngày 16/10/1945Ký Hiệp ước tương trợ Lào – Việt.
Ngày 30/10/1945Ký Hiệp định về tổ chức Liên quân Lào – Việt.
Ngày 20/01/1949Việt Nam hỗ trợ Lào thành lập Đội vũ trang Lắt-xa-vông tại bản Xiềng-khọ, tỉnh Hủa-phăn (tiền thân của QĐND Lào) do đ/c Cay-xỏn Phôm-vi-hản là Tổng Chỉ huy.
Ngày 13-15/1950Tại Tuyên Quang, Chính phủ Kháng chiến Lào và Mặt trận dân tộc thống nhất Lào (Neo Lào Ít-xa-lạ) được thành lập. Hoàng thân Xu-pha-nu-vông làm Chủ tịch kiêm Thủ tướng Chính phủ.
Tháng 4/1953Chính phủ Việt Nam và Lào mở chiến dịch Thượng Lào, kết nối hậu phương kháng chiến Lào và Việt Nam, tạo thế chiến lược giữa hai nước.
Ngày 21/7/1954Hiệp định về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết.
Ngày 05/9/1962Ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao với Việt Nam.
Tháng 12/1968Tại Hội đàm giữa Đảng Nhân dân Lào và Đảng Lao động Việt Nam, Đ/c Cay-xỏn Phôm-vi-hản đã nhấn mạnh: "Sự giúp đỡ của Việt Nam đối với Lào đã xây dựng nên mối quan hệ đặc biệt, thực tế đó cũng là sự vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác – Lê nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản".
Năm 1972Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Nhân dân Lào đổi tên thành Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và thông qua Nghị quyết: "Tăng cường đoàn kết Lào – Việt", trong đó khẳng định tình đoàn kết Lào – Việt trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lê nin và tinh thần quốc tế vô sản là mối quan hệ đặc biệt.
Ngày 18/7/1977Ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào (có hiệu lực 25 năm và mặc nhiên gia hạn thêm từng 10 năm nếu một trong hai bên không thông báo cho bên kia muốn hủy bỏ Hiệp ước ít nhất 01 năm trước khi hết hạn) và Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Lào của TBT Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Hiệp ước chính thức nêu rõ: hai bên cam kết ra sức bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào
Ngày 22/9/1977Ký Hiệp ước phòng thủ chung.
Năm 1985Ký Tuyên bố chung Việt Nam – Lào.
Tháng 02/2019Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào được nâng lên tầm cao mới thành "Quan hệ vĩ đại".

 ​

CÁC CHUYẾN THĂM CẤP CAO VIỆT NAM - LÀO:

a. Lãnh đạo cấp cao Việt Nam thăm Lào:

- Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (7/2001; 10/2006); Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (6/2011, 4/2014; 11/2016; 02/2019).

- Chủ tịch nước Lê Đức Anh (11/1993); Chủ tịch nước Trần Đức Lương (6/1999); Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (02/2007); Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (02/2012, 11/2013, 3/2015, 5/2015); Chủ tịch nước Trần Đại Quang (6/2016); Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (02/2019).

- Thủ tướng Võ Văn Kiệt (8/1997); Thủ tướng Phan Văn Khải (5/2000); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (12/2006; 9/2011; 11/2012; 3/2013, 11/2014, 9/2015); Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (9/2016, 4/2017, 02/2018).

- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (10/2002); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (4/2007); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (7/2012; 10/2012); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (9/2016; 11/2017).

b. Lãnh đạo cấp cao Lào thăm Việt Nam:

- Chủ tịch nước Nu-hắc Phum-xa-vẳn (8/1994); Chủ tịch Khăm-tày Xi-phăn-đon (01/1999; 5/2002); Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn (6/2006, 8/2011; 12/2012, 10/2013, 8/2014); Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bunnhăng Vo-la-chít (tháng 4/2016; tháng 11/2017; tháng 12/2017).

- Thủ tướng Xi-xa-vat Keo-bun-phăn (7/1998); Thủ tướng Bun-nhăng Vo-lachit (7/2001; 4/2004); Thủ tướng Bua-xỏn Búp-phả-văn (8/2006); Thủ tướng Thoong-xỉnh Thăm-ma-vông (3/2011, 02/2012, 7/2013, 3/2014, 4/2014, 7/2015, 03/2016); Thủ tướng Thoong-lun Xi-xu-lít (5/2016; 10/2017; 3/2018; 10/2018; 02/2019).

- Chủ tịch Quốc hội Xa-mản Vi-nha-kệt (6/2003; 01/2006); Chủ tịch Quốc hội Thoong-xỉnh Thăm-mạ-vông (11/2006); Chủ tịch Quốc hội Pa-ny Ya-tho-tu (8/2011, 4/2012, 3/2015, 01/2016, 3/2017; 7/2017; 8/2017; 03/2019).​


  ​​  ​​​​​​​​​​​​​   ​​​